Sửa nhà có cần xin phép. Sửa nhà là việc riêng của mỗi gia đình nhưng lại cần đến sự cho phép của các cấp có thẩm quyền. Vậy trường hợp sử dụng dịch vụ sửa chữa nhà nào thì cần xin giấy phép?
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp độc giả có được câu trả lời thỏa đáng nhất.
1/ Giấy phép sửa chữa nhà là gì? Sửa nhà có cần xin phép
Về giấy phép này, bạn có thể tham khảo từ các đơn vị cung cấp giấy phép sửa nhà, họ sẽ tư vấn giúp bạn những thủ tục cần thiết.
Bạn cũng có thể tự tìm hiểu về các loại giấy phép xây dựng trước khi tiến hành tu sửa tổ ấm của mình.
Theo đó, giấy phép xây dựng là một loại văn bản pháp lý do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, cải tạo hoặc sửa chữa, di dời công trình.
Trong giấy phép xây dựng thì bao gồm các loại giấy phép sửa chữa, giấy phép xây dựng mới, giấy phép cải tạo và giấy phép di dời công trình.
Để được cấp phép sử dụng dịch vụ sửa nhà trọn gói, chủ nhà trước đó phải viết đơn xin sửa chữa nhà và đến tại cơ quan địa phương nơi mình sinh sống để thực hiện việc xin cấp phép.
Và tùy vào mức độ sửa chữa căn nhà là nhiều hay ít thì việc cấp phép cũng được các cấp có thẩm quyền khác nhau quyết định.
Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà ở
2/ Những trường hợp nào thì cần đến giấy phép sửa chữa nhà
1.Trường hợp công trình nhà ở thuộc khu vực nông thôn
Trước khi tiến hành sửa chữa nhà, bạn hãy tìm hiểu xem hạng mục sửa chữa của mình có nằm trong diện phải xin cấp phép không.
Nếu nhà ở của bạn là công trình nằm ở khu vực nông thôn và bạn muốn sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng lại nó thì bạn phải xét theo các điều kiện cũng như yếu tố sau để xác định xem việc xin cấp phép là có cần thiết hay không:
Thứ nhất, nếu nhà của bạn nằm trong các khu vực nông thôn chưa có quy hoạch phát triển đô thị hoặc các quy hoạch chi tiết xây dựng đã được duyệt, nhà ở của bạn là nhà ở riêng lẻ ở vùng nông thôn không nằm trong các khu bảo tồn,
không thuộc các khu di tích lịch sử – văn hóa thì trong những trường hợp này, bạn thuộc các đối tượng được miễn giấy phép xây dựng.
Còn nếu nhà của bạn là công trình đã thuộc vào các quy hoạch phát triển đô thị, cũng như các quy hoạch chi tiết xây dựng đã được duyệt hoặc nhà ở riêng lẻ nằm trên khu vực khu bảo tồn, các khu di tích lịch sử – văn hóa thì bạn buộc phải thực hiện việc xin cấp giấy phép xây dựng trước khi sử dụng nâng cấp cải tạo lại nhà.
Trường hợp công trình nhà ở thuộc khu vực đô thị
còn trong trường hợp nhà ở của bạn nằm trong khu vực đô thị và bạn đang muốn sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng lại ngôi nhà của mình thì bạn cũng sẽ phải xem xét các yếu tố sau:
Trường hợp nếu bạn chỉ muốn sửa chữa lại nội thất bên trong ngôi nhà liên quan đến các yếu tố như thay nền gạch, lát tường, sơn cửa…
mà không làm thay đổi về mặt kiến trúc ngôi nhà và phần diện tích ngôi nhà cũng không liên quan, ảnh hưởng tới công trình thì bạn không phải thực hiện xin giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền cấp phường thì mới tiến hành sửa chữa lại công trình nhà ở của bạn.
Còn nếu việc sửa chữa nhà ở của bạn có liên quan đến việc thay đổi kết cấu công trình như tăng diện tích, xây thêm tầng, kết cấu bên ngoài bị thay đổi…
thì bắt buộc bạn phải thực hiện việc xin giấy phép sửa chữa ở những cấp có thẩm quyền cao hơn, cụ thể là ủy ban nhân dân cấp quận thì bạn mới được phép tiến hành sửa chữa ngôi nhà của mình.
3/ Các mức phạt dành cho những trường hợp vi phạm việc xây dựng và sửa chữa nhà ở mà không có giấy phép sửa chữa
Phạt cảnh cáo với các trường hợp sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không gửi văn bản để thông báo ngày khởi công sửa chữa, cải tạo, xây dựng công trình cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình và cơ quan cấp xây dựng giấy phép như theo quy định.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không gửi văn bản phê duyệt biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng và công trình lân cận đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trước khi thực hiện việc khởi công xây dựng công trình.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu đơn vị thực hiện thi công không thực hiện phê duyệt các biện pháp tổ chức thi công theo quy định.
Lưu ý: đây là mức phạt phổ biến nhất hiện nay, tùy theo mức độ vi phạm mà cơ quan đô thị thẩm quyền sẽ tiến hành các mức phạt khác nhau.
Sửa nhà có cần xin phép, Xử phạt đối với các hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai phép
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với những trường hợp xây dựng nhà riêng lẻ ở nông thôn hoặc các công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp đã quy định với hình thức phạt cảnh cáo.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu xay dựng nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị mà không có giấy phép.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hạng mục công trình được xây dựng thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Xem thêm:
Hi vọng những thông tin về sửa nhà có cần xin phép trên hữu ích với bạn trước thắc mắc trước khi sửa chữa nâng cấp nhà. Chúc bạn sớm cải tạo được tổ ấm của mình theo ý muốn.
Mời quý khách Tham Khảo Thêm
Chi phí mở quán cafe sân vườn
Mẫu nhà vườn mái Nhật 1 tầng trệt 3 phòng ngủ cấp 4 đẹp ở quê em My
Cách tính vật liệu xây nhà để không bị nhà thầu ăn gian
Hình ảnh ngôi nhà đẹp mới nhất
Các mẫu khung cửa sổ đẹp chống trộm cho nhà phố
Chi phí thi công sàn 3D bao nhiêu tiền